Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga. Đây còn là sân bay có lưu lượng khách lớn nhất Việt Nam, cửa ngõ hàng không chính của khu vực phía Nam.
Sân bay này được xây dựng từ thời Pháp, được nâng cấp mở rộng nhiều lần, sân bay chia thành 2 khu vực riêng biệt là khu vực quân sự và khu vực dân sự. Có địa chỉ: Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục lục
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – Lịch sử hình thành và phát triển

Sân bay Tân Sơn Nhất (trước năm 1975 có tên gọi Phi cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhứt).Được Pháp khởi công xây dựng vào năm 1930. Trên phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt. Một vùng phụ cận của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. (thời Pháp, làng Tân Sơn Nhứt thuộc tổng Dương Hòa Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định). Với đường băng dài 1.500m bằng đất đỏ.
Năm 1933, sân bay này đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Paris – Pháp đến. Năm 1937 Pháp cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương. Với sân bay chính là sân bay Tân Sơn Nhất.
Năm 1956, Mỹ đã hỗ trợ Pháp xây dựng sân bay rộng hơn. Với đường băng dài hơn 3000m bằng bê tông. Quỹ đất để dành cho phát triển lâu dài sân bay khoảng 3.600 ha. Gấp bốn lần quỹ đất hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong thời kỳ chiến tranh, sân bay Tân Sơn Nhất là căn cứ quân sự quan trọng của quân đội Pháp. Sau này là của quân đội Mỹ và không lực Việt Nam Cộng Hoà.
Với việc hạ cánh của chiếc trực thăng Mi-6 của Trung đoàn không quân 916 – Không quân nhân dân Việt Nam. Do phi công Lê Đình Ký lái, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 1/5/1975. Đánh dấu việc Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản sân bay từ không lực Việt Nam cộng hoà.
Ngày 3/5/1975, sân bay đón chiếc máy bay vận tải IL14 của Lữ đoàn 919. Chở theo đoàn cán bộ và phương tiện kỹ thuật tăng cường công tác đảm bảo kỹ thuật. Để phục vụ cho hoạt động bình thường của sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngày 15/5/1975, chiếc máy bay IL18 của Lữ đoàn 919 chở Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Và đoàn lãnh đạo Đảng và nhà nước vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng. Đường hàng không Sài Gòn – Hà Nội và Sài Gòn đi các địa phương ở khu vực phía Nam. Bắt đầu hoạt động với tần suất 5-6 lần/chuyến/ngày.
Sau khi thống nhất đất nước, cùng với sự phát triển kinh tế, mở rộng giao thương và nhất là sau năm 1995. Khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ, Việt Nam cải cách mở cửa. Mở rộng giao thương, quan hệ với các nước trên thế giới.
Nhu cầu đi lại của người dân và giao thương với các nước tăng cao, sân bay Tân Sơn Nhất. Với vai trò là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước đã được đầu tư sửa chữa. Nâng cấp, mở rộng, cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư để nâng công suất phục vụ cho sân bay. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần phát triển kinh tế, cũng cố an ninh quốc phòng của đất nước.
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện là sân bay nhộn nhịp nhất cả nước. Có 6 hãng hàng không nội địa. 49 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay Tân Sơn Nhất. Air Premia (hãng hàng không của Hàn Quốc) là hãng hàng không mới nhất có đường bay đến sân bay này (tháng 10/2022).
Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất có các đường bay đến tất cả các sân bay trong cả nước. Có đường bay tới 56 sân bay của 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong năm 2019, sân bay Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận 259.805 chuyến bay cất/hạ cánh. Với hơn 41 triệu hành khách. Cao hơn 1,5 lần công suất thiết kế (công suất thiết kế là 28 triệu khách/năm).
Năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trong nước cũng như trên toàn thế giới. Lưu lượng hành khách giảm đáng kể. Tuy nhiên khi Việt Nam và các nước khống chế được dịch. Các hạn chế đi lại được dỡ bỏ, lượng hành khách qua sân bay tăng cao trở lại.
Hạ tầng kỹ thuật sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích 1.500ha, trong đó 605.95 ha cho hàng không dân dụng. 894.05 ha cho hàng không quân sự.
Nhà ga quốc tế có 10 cầu lồng hàng không và nhà ga nội địa có 4 cầu lồng hàng không. Thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa. Như Boeing 747-400, 767, 777-200/300, 787, Airbus A350, A380 …
Hiện nay, sân bay trung bình mỗi ngày phục vụ 700 chuyến bay cất hạ cánh. Dịp cao điểm lên tới gần 900 chuyến/ngày. Năng lực thông qua đường băng cất-hạ cánh đang được điều phối 44 chuyến bay/giờ. Tức trung bình cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.
Đối với sân đỗ tàu bay, hệ thống sân đậu tàu bay khai thác tổng cộng 100 vị trí đỗ thương mại ngày và đêm.
Đường băng sân bay

Sân bay có 2 đường băng song song, cách nhau 365m tính từ tim đường. (đường băng 25R/07L dài 3.048m rộng 45,72m, lề đường cất hạ cánh 7,5m. Đường băng 25L/07R dài 3.800m rộng 45,72m, lề đường cất hạ cánh 15m). Có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay.
Do 2 đường băng nằm sát nhau nên không thể cùng một lúc 2 chuyến bay cùng cất, hạ cánh. Mà phải thay phiên nhau (chiếc này cất cánh xong thì chiếc kia mới được hạ cánh). Do vậy trong các khung giờ, các dịp cao điểm, máy bay cất cánh chậm. Kéo theo các sân bay địa phương cũng chậm và máy bay bay vòng cũng chậm theo. Tạo thành một dây chuyền chậm chuyến khép kín.
Đường lăn Tân Sơn Nhất có 15 đường lăn với chiều rộng từ 22,86m đến 45m. Chiều dài đường lăn từ 250m đến 2.790m.
Sân đỗ máy bay
Sân bay Tân Sơn Nhất có 100 vị trí đỗ máy bay dành cho khai thác thương mại và đỗ qua đêm. Có khả năng tiếp nhận các loại máy bay thân lớn Airbus A350/330/380. Boeing 747-400/787/767, ATR-72 và tương đương..
Nhà ga hành khách
– Nhà ga nội địa (T1):
Nhà ga nội địa (nhà ga T1) có diện tích là 40.948m². Công suất phục vụ hành khách (theo thiết kế) là 15 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên với sự gia tăng đi lại của người dân, lượng khách quốc nội trong những năm gần đây đã lên hơn 26 triệu hành khách/năm. Vượt 1,7 lần so với công suất thiết kế.
Nhà ga nội địa có 126 quầy làm thủ tục, 1 quầy làm thủ tục nối chuyến (transfer) và 1 quầy làm thủ tục hành lý quá khổ. Có 25 cửa khởi hành (trong đó có 4 cửa ra máy bay bằng cầu ống lồng). 6 cổng vào (ký hiệu từ D1 đến D6); 3 cổng ra (ký hiệu từ A1 đến A3); 30 máy soi chiếu an ninh và cổng từ. 9 băng chuyền hành lý (3 cho hành lý đi và 6 cho hành lý đến). 14 cổng kiểm tra an ninh.
Sảnh A (sảnh phục vụ hành khách của các hãng Bamboo Airways, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Viettravel Airlines):
Bao gồm: 11 máy cho khách, 1 máy nội bộ, 2 máy khách VIP. 11 cổng kiểm tra an ninh sảnh B (sảnh phục vụ hành khách của hãng VietJet Air). 2 thang máy; 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng. Có thể phục vụ 15 triệu khách mỗi năm (theo thiết kế).
Sân bay cũng triển khai hệ thống tra cứu thông tin chuyến bay FIDS quốc nội. Bản đồ phương tiện giao thông công cộng tại website https://tia.vietnamairport.vn. Để hành khách theo dõi chuyến bay của mình và QR-code. Hành khách tra cứu thông tin chuyến bay khi làm thủ tục. Nếu không có hành lý ký gửi, hành khách đến khu vực kiểm tra an ninh sau khi đã làm thủ tục tại các quầy check-in tự động.
– Nhà ga quốc tế (T2):
Nhà ga quốc tế (nhà ga T2) có diện tích gần 116 ngàn m2, trong đó đường và sân đậu ôtô là 78.000m2. Diện tích đường tầng 10.540m2, diện tích đường công vụ 13.000m2. Công suất tiếp nhận theo thiết kế là 13 triệu lượt hành khách/năm.
Nhà ga quốc tế được trang bị: 10 ống lồng dẫn khách. 14 băng chuyền hành lý (8 cái cho hành lý đến và 6 cái cho hành lý đi). 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay. 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ. 19 cổng ra máy bay. Khu đi của nhà ga quốc tế được bố trí tại lầu 1, khu đến được bố trí tại lầu trệt.
Nhà ga quốc tế có 120 quầy làm thủ tục, ký hiệu từ A đến L. 5 quầy nối chuyến; 1 quầy hành lý quá khổ. 92 quầy làm thủ tục. (48 quầy xuất cảnh và 44 quầy nhập cảnh). 8 máy soi hải quan (2 máy soi đi và 6 máy soi đến).
Với hạ tầng như hiện nay, nhà ga quốc tế có thể đáp ứng cùng một lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm.
Nhà ga T3 (đang được xây mới):

Để giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng như việc nâng cao khả năng phục vụ. Nhà ga T3 đã được khởi công xây dựng vào ngày 24/12/2022 trên diện tích đất khoảng 10ha. Kết nối với tuyến đường Cộng Hòa và đường Hoàng Hoa Thám.
Nhà ga T3 có 3 hạng mục chính: Nhà ga hành khách. Nhà để xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga. Khu đến và khu đi được bố trí riêng biệt.
Công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, có thể phục vụ 7.000 hành khách/giờ, khai thác được tất cả các loại tàu bay Code C và Code E.
Nhà ga hành khách gồm 1 tầng hầm, 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn 112.500 m2. Có 90 quầy làm thủ tục truyền thống. 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check in. 27 cửa ra máy bay, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách. 16 băng chuyền hành lý (6 cái hành lý đi, 10 cái hành lý đến). Nhà ga T3 cũng bố trí 8 cửa kiểm soát an ninh và khu riêng biệt để phục vụ khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.
Các phòng chờ hạng Thương Gia tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Phòng chờ thương gia ga quốc nội
Bố trí 2 phòng chờ hành khách, cụ thể :
Phòng chờ Bông Sen (Lotus Lounge). Nằm ở cánh trái nhà ga gần cửa khởi hành số 1,2 phục vụ khách Hạng Thương gia. Phổ thông đặc biệt và khách có các loại thẻ cao cấp của Vietnam Airlines.
Phòng chờ Le Saigonnais (Sasco Business Lounge). Nằm ở cánh phải nhà ga gần cửa khởi hành số 14 phục vụ khách Hạng Thương gia, Phổ thông đặc biệt cho Vietnam Airlines, Bamboo Airways. Khách Sky Boss của VietJet Air và khách có các loại thẻ cao cấp khác. Ngoài ra, nếu khách lẻ có nhu cầu cũng có thể trực tiếp mua tại quầy hoặc đặt vé online để sử dụng phòng chờ Le Saigonnais.
Phòng chờ thương gia ga quốc tế
Khu vực ga quốc tế. Bố trí 5 phòng chờ cho hành khách hạng thương gia, cụ thể :
- Phòng chờ Lotus Lounge 1 và Phòng chờ Le Saigonnais: tầng 3
- Phòng chờ Orchid Lounge: tầng 2 gần cửa khởi hành số 16
- Phòng chờ Lotus Lounge 2: tầng 2 gần cửa khởi hành số 17, 18
- Phòng chờ Rose Business Lounge. (Các dịp cao điểm được phép đón khách nội địa để giảm quá tải khu vực nhà ga nội địa): tầng 2 gần cửa khởi hành số 9,15

Hệ thống an ninh – an toàn sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất được trang bị hệ thống ngăn chặn khủng bố. Hệ thống camera giám sát tất cả các khu vực. Hệ thống báo cháy & chữa cháy tự động. Hệ thống kiểm soát cửa ra vào; máy soi chiếu an ninh. Hệ thống cung cấp điện dự phòng 24/24. Dịch vụ y tế/ cấp cứu 24/7,…
Đơn vị quản lý và vận hành sân bay thường xuyên kiểm tra, diễn tập các phương án đảm bảo an ninh, PCCC. Kịp thời sửa chữa các hư hỏng, đầu tư lắp đặt bổ sung các trang thiết bị và xây dựng, chỉnh sửa các phương án đảm bảo an ninh – an toàn. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các hoạt động của sân bay.
Các hãng hàng không đang khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất
– Đường bay nội địa:
Các đường bay nội địa hiện tại do các hãng hàng không trong nước khai thác. Bao gồm các hãng: Bamboo Airways; Jetstar Pacific; Vietjet Air; Vietnam Airlines,Vietravel Airlines, VASCO.
– Đường bay quốc tế:
Hiện nay có 53 hãng hàng không đang khai thác các đường bay quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất. (gồm 4 hãng hàng không Việt Nam và 49 hãng hàng không nước ngoài). Một số hãng khai thác nhiều đường bay quốc tế là :
Hãng hàng không |
Điểm đến |
VietJet Air | Ahmedabad, Bangkok–Suvarnabhumi, Bali, Cao Hùng, Chiang Mai, Đài Bắc-Đào Viên, Đài Nam, Đài Trung, Hong Kong, Jakarta-Soekarno–Hatta, Kuala Lumpur– Quốc tế, Melbourne, Mumbai, Nagoya- Centrair, New Delhi, Osaka–Kansai, Pattaya, Phnom Penh, Phuket, Seoul–Incheon, Singapore, Sydney, Tokyo–Narita, Tokyo–Haneda, Yangon |
Vietnam Airlines | Bali, Bangkok–Suvarnabhumi, Busan, Đài Bắc – Đào Viên, Frankfurt, Fukuoka, Hàng Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Hong Kong, Jakarta– Soekarno– Hatta, Cao Hùng, Kuala Lumpur- International, London– Heathrow, Melbourne, Nagoya–Centrair, New Delhi, Osaka–Kansai, Paris–Charles de Gaulle, Phnom Penh, Phuket, Seoul–Incheon, Thượng Hải- Phố Đông, San Francisco, Siem Reap, Singapore, Sydney, Thâm Quyến, Tokyo–Narita, Viêng Chăn, Yangon |
Bamboo Airways | Bangkok–Suvarnabhumi, Frankfurt, London–Gatwick, Melbourne, Singapore, Sydney |
Vietravel Airlines | Bangkok–Suvarnabhumi |
AirAsia | Kuala Lumpur-International, Johor Bahru, Penang |
Air China | Bắc Kinh-Thủ đô, Trùng Khánh |
All Nippon Airways | Tokyo-Haneda, Tokyo–Narita |
Cambodia Angkor Air | Phnom Penh, Siem Reap, Sihanoukville |
China Eastern Airlines | Thượng Hải–Phố Đông |
Japan Airlines | Tokyo–Haneda, Tokyo–Narita |
Nok Air | Bangkok-Don Mueang |
Sichuan Airlines | Thành Đô, Nam Ninh |
Singapore Airlines | Singapore |
Phương tiện đi lại từ sân bay tới trung tâm TP Hồ Chí Minh
Từ sân bay Tân Sơn Nhất đến các quận trung tâm của thành phố tương đối gần. Chỉ từ 5 đến 20km (tuỳ quận), do vậy bạn có nhiều lựa chọn để đi lại, cụ thể :
Xe Buýt
- Xe buýt 109: Đi từ công viên 23/9 – Sân bay Tân Sơn Nhất. Hoạt động từ 5h30 sáng đến 1h00 sáng hôm sau. Với tần suất 15 – 20 phút/chuyến. Giá vé 12.000đ cho chặng đường dưới 5km và 20.000đ cho chặng trên 5km.
- Xe bus 119: Bến xe Miền Tây – Sân bay Tân Sơn Nhất. Hoạt động từ 4h00 sáng cho tới 21h00 tối. Tần suất: 15 – 30 phút/chuyến. Giá vé: dưới 5km là 12.000đ và trên 5km là 20.000đ.
- Xe bus 152: Khu dân cư Trung Sơn – Chợ Bến Thành – Sân bay Tân Sơn Nhất. Hoạt động từ 06h00 sáng cho tới 18h00 tối. Tần suất: 12 – 17 phút/chuyến, giá vé: 6.000đ.
- Xe bus 159: Bến xe Miền Đông – Sân bay Tân Sơn Nhất – Bến xe An Sương. Hoạt động từ 05h30 sáng cho tới 20h25 đêm. Tần suất: 25 – 30 phút/chuyến. Giá vé một nửa lộ trình là 7.000đ, trên nửa lộ trình là 10.000đ.
Taxi
Có nhiều hãng taxi hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất. Một số hãng bạn có thể lựa chọn như:
- Taxi VinaSun – ĐT : 028.38.27.27.27
- Taxi Mai Linh – ĐT : 028.38.38.38.38
- Taxi Airport – ĐT : 028.38.42.42.42 – 028.38.44.6666
Ngoài ra bạn có thể sử dụng taxi công nghệ để đi/đến sân bay như Grab hay Gojek.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân hay nhiều dịch vụ xe đưa đón khác của các khách sạn. Công ty du lịch để đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã đầu tư xây dựng nhà để xe hiện đại. Được xây dựng trên diện tích 21.351m2, gồm 1 tầng hầm. 1 tầng lửng và 5 tầng nổi, có sức chứa gần 2.000 ôtô và 6.000 xe máy. Do vậy bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân tới sân bay và gửi lại nhà xe.
Bảng giá gửi xe ở sân bay Tân Sơn Nhất cho xe ô tô:
Phương tiện | 90 phút đầu | Hơn 90 phút – 24 giờ | Hơn 24 giờ | |
4 – 8 chỗ | Tính theo giờ | 25.000VNĐ/lần | 10.000VNĐ/giờ | 75.000VNĐ/12giờ |
Vé tháng | 1.600.000 VNĐ/xe/tháng | |||
9 – 29 chỗ | Tính theo giờ | 40.000 VNĐ/lần | 15.000 VNĐ/giờ | 150.000VNĐ/12 giờ |
30 chỗ trở lên | Tính theo giờ | 50.000 VNĐ/lần | 20.000 VNĐ/giờ |
Bảng giá gửi xe ở sân bay Tân Sơn Nhất cho xe máy:
Trong 4 giờ đầu | 4 giờ tiếp theo | Hơn 8 giờ tiếp theo | |
Giá theo giờ | 6.000 VNĐ/lần | 4.000 VNĐ/4 giờ | 9.000 VNĐ/8 giờ |
Vé tháng | 200.000 VNĐ/xe/tháng
Dành cho nhân viên làm việc tại khu vực sân bay |
* Giá đã bao gồm 10% VAT. Giá từng thời điểm có thể thay đổi.

Hướng dẫn quá cảnh tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Nối chuyến từ ga nội địa
Nếu hành khách trên các chuyến bay nội địa đến sân bay Tân Sơn Nhất. Rồi bay đi các chặng nội địa khác sẽ làm thủ tục như quy trình đi – đến bình thường.
Nếu hành khách trên các chuyến bay nội địa đến sân bay Tân Sơn Nhất. Sau đó bay tiếp chuyến bay quốc tế thì đi bộ từ ga quốc nội qua ga quốc tế theo đường hành nối giữa 02 nhà ga. Với khoảng cách khoảng 300m và thực hiện các thủ tục như hành khách đi quốc tế.
Nối chuyến từ ga quốc tế
Nối chuyến nội địa:
Hành khách đi đến ga quốc tế, sau khi hạ cánh, làm thủ tục nhập cảnh tại khu vực Công an cửa khẩu tại tầng 1. Sau đó hành khách di chuyển xuống tầng trệt nhận hành lý ký gửi tại khu vực băng chuyền hành lý.
Nếu hành lý có dán tem của Hải quan thì đi theo luồng đỏ, thực hiện thủ tục kiểm tra soi chiếu lại hành lý. Sau đó ra cửa A1 hoặc A2.
Nếu hành lý không có dán tem của Hải quan thì đi theo luồng xanh. Sau đó ra cửa A1 hoặc A2. Tiếp theo rẽ phải đi bộ theo đường hành lang sang ga đi quốc nội. Làm thủ tục cho chuyến bay tiếp theo.
Nối chuyến quốc tế:
Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyển tiếp trên các chuyến bay quốc tế sẽ làm thủ tục tại quầy transit. Và thực hiện việc kiểm tra an ninh soi chiếu tại tầngg 1. Để vào khu vực phòng chờ ra máy bay.
Kinh nghiệm đi và đặt vé máy bay quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, có 6 hãng hàng không của Việt Nam đang khai thác các chuyến bay nội địa. Bao gồm: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, VietJet Air, Vietravel Airlines, Vasco và Jetstar Pacific. Với đường bay quốc tế, có hơn 50 hãng hàng không của Việt Nam và các nước đang khai thác.
Tùy vào từng hãng sẽ có lịch trình bay và mạng lưới đường bay khác nhau. Nếu bạn đã có kế hoạch thì nên đặt mua vé sớm. Để tìm được giá vé rẻ với nguyên tắc bình thường là mua càng sớm – vé càng rẻ.
Để đảm bảo chuyến bay thuận lợi, bạn nên tìm mua vé tại các đại lý uy tín. Lúc đó bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn, tư vấn và tìm được các chuyến bay phù hợp nhất. Nhân viên bán vé có thể xử lý giúp bạn các sự cố như hoàn, đổi vé, nhắc nhở bạn kịp thời. Khi chuyến bay có sự thay đổi, nhất là với các chuyến bay nối chuyến đi quốc tế.
Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế và việc mở rộng giao thương, du lịch với các nước trên thế giới. Việt Nam ngày càng được bạn bè các nước biết đến và tìm đến làm ăn, du lịch … kéo theo nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước sân bay Tân Sơn Nhất đã và sẽ được đầu tư nâng cấp, mở rộng, phục vụ ngày càng tốt hơn.
♦Xem thêm: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng
Chúc quý khách có những chuyến đi an toàn và đáng nhớ!
Thông tin liên hệ đặt vé:
- Tổng đài đặt vé máy bay: 1900 1812
- Di động/zalo: 0834 299 299
- Điện thoại bàn: 02873 023 023